(84-225)3731090 | fax:(84-225)3731007 pid@vosco.vn | drycargo@vosco.vn
Cục an toàn hàng hải Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ban hành “Qui định về giám sát và quản lý tàu thuyền diện được theo dõi đặc biệt”
Cục an toàn hàng hải Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ban hành “Qui định về giám sát và quản lý tàu thuyền diện được theo dõi đặc biệt”

Capt. Nguyễn Đức Minh - DPA

1. Quy định về giám sát, quản lý tàu thuyền diện được theo dõi đặc biệt của Cục An toàn Hàng hải Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Ngày 17/11/2023 Cục An toàn Hàng hải Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (MSA) đã xây dựng và ban hành “Quy định về giám sát, quản lý tàu thuyền diện theo dõi đặc biệt" có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2023  và được áp dụng cho các tàu treo cờ Trung Quốc và tàu nước ngoài hành hải, neo đậu hoặc hoạt động trong vùng nước thuộc thẩm quyền của Trung Quốc. Các quy định này không áp dụng đối với các tàu quân sự, tàu cá và tàu thể thao.
Mục đích của Quy định này là để thông báo cho các chủ tàu, người khai thác tàu và thuyền trưởng về chính sách mới do MSA ban hành nhằm tăng cường kiểm tra PSC tại các cảng Trung Quốc. Cách tiếp cận theo chế độ giám sát đặc biệt được MSA áp dụng ở một mức độ nào đó tương tự như cơ chế quản lý “Danh sách đen” được thiết lập bởi nhiều tổ chức MOU khác nhau trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các tàu và Quốc gia treo cờ.

Hình ảnh hoạt động kiểm tra tàu của Thanh tra viên chính quyền cảng biển Trung Quốc

2. Các tàu sau đây sẽ được đưa vào danh sách diện tàu giám sát đặc biệt:
•    Tàu nước ngoài đã bị Chính quyền có cảng (PSC) bắt lỗi 30 hai lần trong cuộc kiểm tra của họ trong thời gian 12 tháng liên tiếp.
•    Các tàu Trung Quốc đã bị giam giữ hai lần trong các cuộc kiểm tra an toàn tàu thuyền (bao gồm cả các cuộc kiểm tra của Cơ quan Kiểm soát Cảng biển ở nước ngoài) trong khoảng thời gian 12 tháng liên tiếp.
•    Các tàu đã bị Cục An toàn Hàng hải xử phạt hành chính hai lần trong thời gian 12 tháng liên tiếp do có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng như thiếu nhân lực, cố tình tắt AIS, cố ý và bất hợp pháp xả chất ô nhiễm, xếp hàng quá tải, tàu sông nội địa tham gia vận tải biển, v.v.
•    Tàu thuyền không chấp nhận phạt hành chính hoặc bỏ chạy sau khi xảy ra vi phạm hành chính hàng hải.
•    Tàu thuyền giả mạo, sửa đổi, chuyển nhượng, mua bán, cho thuê Giấy chứng nhận tàu thuyền hoặc hoán cải lớn tàu thuyền mà không có sự kiểm tra và ủy quyền của tổ chức giám định tàu thuyền.
•    Tàu gây tai nạn hàng hải nghiêm trọng và phải chịu trách nhiệm ở cấp độ tương đương hoặc cao hơn.
•    Các tàu được quản lý bởi các công ty vận tải biển đang trong diện được theo dõi đặc biệt.
•    Các tàu sẽ được đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt theo “Quy định về Quản lý Hỗ trợ Điều tra Thực thi Pháp luật Hàng hải”.
•    Các tàu cần theo dõi đặc biệt theo chỉ định của MSA.

3. Giám sát và quản lý các tàu được theo dõi đặc biệt
Việc kiểm tra do MSA thực hiện đối với các tàu bị giám sát đặc biệt sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lịch trình khởi hành, xếp dỡ hàng hóa và nếu điều kiện cho phép, việc kiểm tra đó sẽ được tiến hành tại mỗi cảng và sẽ được PSC kiểm tra chi tiết hơn.

4. Điều kiện để tàu được đưa ra khỏi danh sách giám sát đặc biệt
Trường hợp tàu nước ngoài bị giám sát đặc biệt không có lỗi trong cuộc kiểm tra   của PSC tiến hành sau ba tháng kể từ ngày niêm yết, Cục An toàn Hàng hải của cảng kiểm tra sẽ nộp đơn/hồ sơ đề nghị đưa tàu thuyền ra khỏi danh sách tàu thuyền bị giám sát đặc biệt cùng các tài liệu khác có liên quan gửi Chi Cục An toàn hàng hải cấp tỉnh thì tàu thuyền sẽ được đưa ra khỏi danh sách sau khi được chấp thuận. Trong thời gian tàu bị đưa vào danh sách giám sát đặc biệt, cứ mỗi lần tái diễn các tình huống nêu trên (mục 2), thì tàu sẽ bị lưu ý đặc biệt và thời gian xin đưa ra khỏi danh sách này sẽ được kéo dài thêm 3 tháng kể từ ngày tàu thuyền bị đưa lại vào danh sách giám sát đặc biệt.

5. Biện pháp để tránh tàu bị liệt vào danh sách 'tàu giám sát đặc biệt'   
Các tàu phải tuân thủ nghiêm các Công ước quốc tế hiện hành và các quy định của chính quyền hàng hải Trung Quốc, đặc biệt trước khi vào cảng, tàu phải tiến hành tự kiểm tra toàn diện các khía cạnh sau bao gồm nhưng không giới hạn về giấy chứng nhận tàu, kết cấu tàu, tình trạng các thiết bị máy móc, thiết bị cứu hỏa và cứu sinh, thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm và hồ sơ vận hành, thiết bị khẩn cấp, diễn tập khẩn cấp, môi trường làm việc của thuyền viên, ăn uống và chỗ ở cơ sở vật chất, v.v. và chuẩn bị  sẵn sàng cho việc kiểm tra của Cơ quan Kiểm soát của Chính quyền Cảng Trung Quốc.

Để tránh bị liệt vào danh sách 'tàu giám sát đặc biệt', ngoài các biện pháp đề cập ở trên các tàu của Vosco cần phải lưu ý tuân thủ các yêu cầu sau:
1. Yêu cầu Thuyền trưởng phổ biến lại cho toàn bộ Sỹ quan và thuyền viên Công văn số 88/VOSCO-TGĐ, Công văn số 144/VOSCO – TGĐ ngày 22/02/2012 và nội dung điện Ref: 0945-SQM/261114 đã gửi cho các tàu về việc chuẩn bị và ứng phó cho kiểm tra PSC và yêu cầu thuyền viên thực hiện nghiêm túc theo nội dung của các yêu cầu trong các Công văn này.
2. Thuyền trưởng, Máy trưởng, Đại phó có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, duy trì việc bảo quản bảo dưỡng các trang thiết bị quan trọng (M/E, GE, GMDSS, Navigation equipments, BWTS, Emergency fire pump, Emergency generator, OWS, Life boat engine...), các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa (xuồng cứu sinh, phao bè, thông gió, fire doors, fire dampers, fire flaps, quick closing valves...), các thiết bị kín nước (cửa kín nước, nắp hầm hàng...) luôn trong tình trạng hoạt động tốt. Đảm bảo thuyền viên sử dụng thành thạo các trang thiết bị an toàn, phòng chống ô nhiễm thông qua việc thực tập các tình huống sự cố và thực hiện đúng theo yêu cầu hệ thống quản lý an toàn chất lượng và bảo vệ môi trường của Công ty. 
3. Yêu cầu thuyền viên thực hiện nghiêm túc việc tự kiểm tra theo danh mục kiểm tra PSC trước khi đến cảng và xác báo theo qui định của Công ty. Yêu cầu các Sĩ quan phụ trách phải sâu sát với các hạng mục mình quản lý, phát hiện sớm khiếm khuyết để có biện pháp khắc phục trước khi PSC kiểm tra. Sỹ quan phải chịu trách nhiệm theo quy định của Công ty đối với những khiếm khuyết do PSC tìm ra nếu lỗi đó thuộc phạm vi quản lý của mình. Các khiếm khuyết khi kiểm tra được chỉ ra phải được khắc phục và làm báo cáo khắc phục theo qui định của hệ thống QLAT&CL
4. Các phòng ban quản lý, đặc biệt là các chuyên viên phụ trách tàu cần tăng cường xuống tàu giám sát, kiểm tra và hỗ trợ các tàu chặt chẽ hơn nữa để nâng cao chất lượng kỹ thuật của đội tàu, tránh không để tồn tại các khiếm khuyết về kỹ thuật, an toàn, an ninh, MLC đã được tàu, công ty, các bên kiểm tra phát hiện ra nhưng chưa được khắc phục triệt để tiềm ẩn nguy cơ bị PSC kiểm tra bắt lại những lỗi này. 
5. Trung tâm huấn luyện thuyền viên cần nâng cao hiệu quả trong việc cập nhật cho Sĩ quan về vận hành và sử dụng thiết bị an toàn cứu hỏa, cứu sinh, phòng chống ô nhiễm…


Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam

Vietnam ocean shipping joint stock company

vận tải biển hàng đầu

vận tải biển uy tín, chất lượng

vận tải biển tàu hàng khô

vận tải biển tàu dầu

vận tải biển tàu container